“Các công trình xây dựng, nhà xưởng, công ty,… nếu không được phòng chống và diệt mối tận gốc thì những sinh vật này có thể là nguyên nhân tàn phá cơ ngơi của bạn” – ông Cường cho hay.
Tại sao cần phòng chống và diệt mối cho các công trình xây dựng?
Trao đổi với chúng tôi về sự nguy hại của mối đối với các công trình xây dựng, ông Cường, Giám đốc Công ty Diệt Mối 247 cho biết: “Hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, việc phòng và diệt mối đã trở thành một quy phạm bắt buộc trong các công trình xây dựng.
Loại côn trùng này đặc biệt nguy hiểm, là nguyên nhân khiến cho nhiều công trình, đặc biệt là những nơi sử dụng nhiều vật dụng, nguyên liệu bằng gỗ như khuôn cửa, tủ đựng hồ sơ, tài liệu,… bị mối tàn phá nghiêm trọng”.
Ông Cường lý giải, nước ta nằm trong vùng nhiệt đới với đặc trưng là khí hậu nóng ẩm. Điều này đặc biệt thích hợp cho mối, mọt sinh sôi và phát triển. Loài sinh vật này sống thành từng đoàn với số lượng lên tới hàng vạn cá thể.
Trong miệng của loài côn trùng này chứa chất axit có thể tạo thành phản ứng với bazơ có trong vôi vữa, vì vậy chúng không chỉ làm mục và hỏng những hạng mục bằng gỗ, mà còn có khả năng đục xuyên vữa tường.
Với khả năng hoạt động không ngừng nghỉ suốt ngày đêm và khả năng sinh sản ở cấp số nhân, mối chính là sự đe dọa khủng khiếp đối với các công trình xây dựng, đồ dùng, tài liệu,… của con người.
Cụ thể, ông Luận cho hay: “Các công trình xây dựng, nhà xưởng, công ty,… nếu không được phòng chống và diệt mối tận gốc thì những sinh vật này có thể là nguyên nhân tàn phá cơ ngơi của bạn.
Nhiều năm trong nghề phòng chống mối, tôi đã từng gặp nhiều công trình bị mối xông gây ra tình trạng sụt lún, nứt tường, móng, dột mái ẩm tường, đặc biệt là những công trình đóng cọc móng bằng tre tươi.
Khi di chuyển, mối thường mang theo đất ẩm che thân, làm tổ, do đó chúng còn là lý do dẫn đến chập điện, hỏng hộp kỹ thuật của nhiều hộ gia đình, tòa nhà.
Với các doanh nghiệp, mối có thể làm hỏng hàng hóa, thực phẩm, vải vóc, nguyên vật liệu… Nhiều công ty, do lơ là trong công tác phòng chống mối đã phải bỏ đi cả lô hàng, kho xưởng. Thậm chí, những sinh vật nhỏ này còn có thể “phá nát” những đồ vật quý giá như tượng, hoành phi, câu đối, tranh ảnh, tác phẩm điêu khắc gỗ,…”
Phải làm sao để phòng chống và diệt mối tận gốc?
Giải thích về cách mà mối có thể xâm nhập và phá hoại công trình xây dựng, ông Cường cho biết: “Mối có thể xâm nhập từ đất lên, từ các vùng lân cận, bằng “đường không” và đường lây nhiễm”. Cụ thể như sau:
• Xâm nhập từ dưới đất lên hay từ các vùng lân cận: Đây là tình trạng gặp nhiều nhất hiện nay. Theo đó, mối xâm nhập vào công trình thông qua các tổ có sẵn dưới nền công trình hoặc từ khu vực xung quanh, qua hệ thống đường đất (đường mui).
• Xâm nhập bằng “đường không”: Mối khoảng 3 – 4 năm tuổi được coi là đã trưởng thành, lúc này chúng sẽ có cánh và bay ra ngoài tổ. Sau khi rụng cánh, mối thường kết thành đôi và cùng nhau chui vào những nơi kín đáo như khe cửa, khu vực ẩm thấp, khuôn cửa,…
• Xâm nhập qua đường lây nhiễm: Nghĩa là bạn chỉ cần chuyển một đồ dùng như bàn, tủ, ghế,… bị nhiễm mối đến thì ngay lập tức, mối sẽ sinh sôi và phát triển trong nhà, phòng, công ty bạn.
Do đó, trước khi xây dựng chủ đầu tư cần đặc biệt chú trọng vào việc phòng chống mối cho nền móng công trình. Trong trường hợp mối đã xuất hiện, bạn cần diệt mối càng sớm càng tốt, tránh để loài côn trùng này sinh sôi, phát triển và phá hỏng công trình của mình.
Chủ đầu tư nên chú ý quan sát, nếu phát hiện vết đất hay ụ đất mối đắp trên nền hoặc khe tường, đường mui do mối đắp, phân mối đùn ra từ trong gỗ, gỗ bị mối gặm; bạn nên liên hệ với các dịch vụ phòng chống mối, diệt mối chuyên nghiệp để xử lý tận gốc vấn đề này.
Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Diệt Mối 247 để có được phương pháp phòng chống, diệt mối hiệu quả nhất.